Kỹ thuật massage chân phổ biến, dễ thực hiện, chuẩn Spa

Có nhiều kỹ thuật khác nhau để massage chân, mỗi KTV spa lành nghề trước khi thực chiến đều đã được đào tạo bài bản các kỹ thuật cơ bản và nâng cao. Vì vậy, để một buổi massage chân diến ra thuận lợi và mang lại hiệu quả cao, người massage cần trang bị những kỹ năng cần thiết. Bài viết này sẽ hướng dẫn từng bước thực hiện các kỹ thuật massage chân phổ biến. Tham khảo ngay nhé!

Dưới đây là 12 kỹ thuật massage chân mà bạn có thể sử dụng cho chính mình hoặc cho người khác:

Khởi động xoắn (Warmup twists)

– Khái niệm: Warmup twists là một kỹ thuật để bắt đầu massage chân, được thực hiện bằng cách áp dụng áp lực nhẹ và xoay trên các điểm trị liệu.

– Quy trình:

Bước 1: Đặt lòng bàn tay ở hai bên bàn chân, nhẹ nhàng kéo bên phải của bàn chân về phía trước trong khi đẩy bên trái về phía sau.
Bước 2: Đẩy bên trái của bàn chân về phía sau trong khi kéo bên phải về phía trước.
Bước 3: Lặp lại chuyển động vặn, xoay này liên tục, từ mắt cá chân đến ngón chân.
– Lợi ích: Chuyển động xoắn nhẹ nhàng giúp làm ấm bàn chân để chuẩn bị cho việc massage tiếp theo.

Kỹ thuật massage chân khởi động xoắn

Xoa bóp vòm (Arch rubs)

– Khái niệm: Là kỹ thuật tập trung vào việc xoa bóp nhẹ nhàng và áp dụng lực lên những đường cong của cung chân.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ đầu bàn chân bằng một tay.
Bước 2: Dùng các ngón tay của bàn tay kia chà dọc theo chiều dài của vòm chân.
Bước 3: Thực hiên nhiều lần và liên tục, từ gót chân đến đầu bàn chân.

– Lợi ích: Kỹ thuật này giúp giảm căng thẳng trong cơ bắp cung chân, nâng cao tuần hoàn máu và giúp thư giãn cơ bắp và tinh thần. 

Kỹ thuật massage chân xoa bóp vòng

Uốn cong ngón chân (Toe bends)

– Khái niệm: Uốn cong ngón chân là kỹ thuật sử dụng lực từ bàn tay để xoay vòng các ngón chân theo một chiều nhất định.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ gót chân bằng một tay.
Bước 2: Xoay vòng tất cả các ngón chân trên một chân qua lại cùng lúc với tay kia.
Bước 3: Lặp lại chuyển động này, nhẹ nhàng tăng áp lực và xoay các ngón chân theo phạm vi chuyển động tối đa của chúng.

– Lợi ích: Giúp nới lỏng cơ bắp, giảm căng thẳng và tăng cường sự linh hoạt của các khớp và cơ bắp trong chân.

Kỹ thuật uốn cong ngón chân với công dụng tăng cường sự linh hoạt

Xòe chân (Foot spread)

– Khái niệm: Đây là động tác giãn cơ đơn giản yêu cầu bạn dang rộng các ngón chân nhất có thể.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ mỗi bên bàn chân.
Bước 2: Kéo mỗi bên bàn chân ra ngoài.
Bước 3: Lặp lại chuyển động này, cho phép bàn chân dang rộng hết mức.

– Lợi ích: Giúp giãn cơ và nới lỏng cơ, mô, từ đó linh hoạt hơn trong chuyển động.

Xòe chân giúp giãn cơ xương ngón chân

Bóp gót chân (Heel squeeze)

– Khái niệm: Là kỹ thuật nén để xoa bóp và áp dụng áp lực lên phần gót chân.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ đầu bàn chân bằng một tay.
Bước 2: Giữ phần sau của gót chân ở bên kia.
Bước 3: Liên tục bóp và thả ra phía sau gót chân.

– Lợi ích: Kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện sự lưu thông máu, giảm đau đối với người thường xuyên sử dụng giày cao gót.

Kỹ thuật bóp gót chân rất phù hợp với các bạn mang giày cao gót thường xuyên

Kỹ thuật sử dụng nắm đấm

– Khái niệm: Kỹ thuật tập tung vào cường độ cao của các khớp ngón tay, tập trung vào các điểm kích thích và vùng căng cơ.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ mu bàn chân bằng một tay. Tay kia giữ một đốt ngón tay hoặc nắm lại thành nắm đấm.
Bước 2: Dùng đốt ngón tay hoặc nắm tay để đấm vào lòng bàn chân với lực vừa phải.
Bước 3: Lặp lại chuyển động này, di chuyển từ lòng bàn chân đến gót chân.

– Lợi ích: Cải thiện tuần hoàn, thư giãn cơ bắp và giảm căng thẳng.

Kỹ thuật massage chân sử dụng nắm đấm

Kỹ thuật massage chân sử dụng lực từ đầu ngón tay

– Khái niệm: Sử dụng đầu ngón tay để vuốt nhẹ từ đầu ngón chân lên tới mắt cá chân.
– Quy trình:
Bước 1: Đặt ngón tay cái dưới mỗi bàn chân, trên miếng đệm ngón chân.
Bước 2: Dùng ngón tay cái vuốt xuống từng ngón chân, dùng lực vừa phải.
Bước 3: Di chuyển đến mu bàn chân, lặp lại động tác vuốt xuống bằng ngón tay cái.
Bước 4: Lặp lại chuyển động này ở vòm bàn chân và gót chân.

– Lợi ích: Giảm đau và kích thích tuần hoàn máu.

Sử dụng lực từ đầu ngón tay để massage chân

Điểm áp lực (Pressure points)

– Khái niệm: Điểm áp lực trong massage chân trong thường liên quan đến các điểm cụ thể trên bàn chân được cho là kết nối với các phần khác của cơ thể. Theo quan niệm của reflexology và một số hệ thống y học truyền thống khác, áp dụng áp lực lên các điểm áp lực này có lợi cho sức khỏe.

– Quy trình:

Bước 1: Dùng một tay đỡ phần trên của bàn chân.
Bước 2: Dùng ngón tay cái của tay kia ấn và thả phần trên mu bàn chân.
Bước 3: Dần dần di chuyển xuống mu bàn chân, lặp lại động tác nhấn này.
Bước 4: Tiếp tục nhấn và thả ra, xuống phía sau gót chân.

– Lợi ích: Tùy vào vị trí huyệt mà kết quả đem lại khác nhau như:

  • Huyệt nằm giữa ngón cái và ngón trỏ giúp giảm đau đầu và căng thẳng.
  • Huyệt nằm dưới mắt cá chân, gần với vị trí nơi đầu ba ngón chân giúp giảm mệt mỏi và căng thẳng.
  • Huyệt nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, dưới phần gốc của ngón cái giúp giảm căng thẳng và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Huyệt nằm trên mắt cá chân, khoảng 1-2 ngón tay dưới đỉnh của mắt cá chân giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
  • Huyệt nằm giữa ngón cái và ngón trỏ, gần với gốc của ngón cái giúp giảm đau và cảm giác căng thẳng.
Điểm áp lực trong massage chân mang lại hiệu quả cải thiện sức khỏe rất tốt

Massage gân chân

– Khái niệm: Là kỹ thuật tập trung vào việc làm dịu và giảm căng thẳng trong phần gân chân, phần dây chằng chính giữa gót chân và cơ bắp chân.

– Quy trình:

Bước 1: Nắm gân chân bằng một tay, giữa ngón cái và ngón trỏ.
Bước 2: Sử dụng chuyển động vuốt về phía gót chân, lặp lại điều này nhiều lần.

Dùng ngón tay xoay vòng

– Khái niệm: Sử dụng các ngón tay áp dụng lực tạo vòng tròn trên phần trên và bên của bàn chân.

Bước 1: Dùng cả hai tay đỡ bàn chân từ bên dưới.
Bước 2: Mở rộng các ngón tay và sử dụng chúng để tạo vòng tròn quanh mắt cá chân ở hai bên.
Bước 3: Sử dụng chuyển động tròn liên tục, di chuyển các ngón tay xung quanh cạnh bàn chân.
Bước 4: Tiếp tục xoay tròn các ngón tay, tiếp tục lên đến ngón chân.

Dùng kỹ thuật ngón tay xoay vòng để cải thiện tuần hoàn máu

Massage ngón chân

– Khái niệm: Massage ngón chân có thể giúp giảm căng thẳng và chuột rút ở ngón chân.

– Quy trình:

Bước 1: Giữ lòng bàn chân bằng một tay.
Bước 2: Dùng các ngón tay của bàn tay kia kéo, vặn và kéo nhẹ nhàng từng ngón chân.
Bước 3: Di chuyển từ bên ngoài vào các ngón chân bên trong, lặp lại nhiều lần và xoa bóp giữa mỗi ngón chân.

Massage ngón chân giảm đau khi di chuyển nhiều

Kỹ thuật hoàn thiện

– Khái niệm: Động tác kết thúc khi kết thúc quá trình mát-xa chân.

– Quy trình:

Bước 1: Đặt lòng bàn tay ở hai bên bàn chân.
Bước 2: Nhẹ nhàng kéo bên phải của bàn chân về phía trước trong khi đẩy bên trái về phía sau.
Bước 3: Sau đó đẩy chân trái về phía sau đồng thời đẩy chân phải về phía trước.
Bước 4: Lặp lại chuyển động vặn người này, thực hiện thao tác tay từ mắt cá chân đến ngón chân.
Bước 5: Giảm áp lực mỗi lần, dần dần nâng tay hoàn toàn khỏi chân.

Hoàn thiện quá trình massage chân

Vừa rồi là 12 kỹ thuật massage chân phổ biến không chỉ được sử dụng trong tài liệu đào tạo học viên mà còn là những kỹ thuật cơ bản bạn có thể áp dụng thực hành tại nhà. Bạn có thể tìm kiếm sự hướng dẫn thêm từ các chuyên gia hoặc gặp chuyên gia trị liệu masage để hoàn thiện một buổi massage tốt nhất nhé! Nếu bạn muốn trải nghiệm một buổi massage chân tại Mầm Massage Therapy – Healing Spa, đừng ngần ngại liên hệ với chúng mình TẠI ĐÂY! Cảm ơn bạn đã đọc trọn vẹn bài viết!

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *