Tổng hợp các huyệt ở bắp chân

Bắp chân là nhóm cơ chịu nhiều áp lực trong các hoạt động hàng ngày như đi, đứng, chạy, nhảy… Đau nhức, mỏi cơ, chuột rút bắp chân là những vấn đề thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Bấm các huyệt ở bắp chân và massage chân là một phương pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả giúp bạn giải quyết những vấn đề này.

Trong bài viết này, cùng Mầm Spa tìm hiểu về các huyệt ở bắp chân, cách xoa bóp đúng kỹ thuật và những lợi ích tuyệt vời mà bấm huyệt mang lại.

Bấm các huyệt ở bắp chân mang lại lợi ích gì?

Bấm huyệt các huyệt ở vùng chân mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Phương pháp này không chỉ thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện trao đổi chất, giúp cơ xương khớp mềm mại, dẻo dai hơn mà còn giảm đau nhức, thư giãn cơ bắp hiệu quả. Bấm huyệt vùng chân còn giúp tăng lưu lượng máu, ngăn ngừa ứ đọng tĩnh mạch, cải thiện sức khỏe xương khớp.

Ngoài ra, bấm huyệt còn giúp thông thoáng lỗ chân lông, đào thải độc tố, mang lại cảm giác thư giãn, sảng khoái cho toàn thân. Bên cạnh đó, phương pháp này còn hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhờ tác động tích cực lên các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh.

Các huyệt đạo chính ở bắp chân và công dụng

Huyệt Thừa Sơn

Huyệt Thừa Sơn, còn có tên gọi khác là Trường Sơn, Ngọc Trụ, Ngư Phúc, Nhục Trụ, nằm ở cuối bắp chân, tại chỗ lõm giữa hai cơ sinh đôi (gastrocnemius) ở bắp chân. Khi chân duỗi thẳng, huyệt Thừa Sơn nằm ở điểm cao nhất của bắp chân, trên đường gân Achilles khoảng 3 tấc (khoảng 12cm). Để xác định vị trí huyệt, bạn có thể gập chân ra sau để hiện rõ cơ sinh đôi, từ đó xác định được vị trí chính xác của huyệt.

Cách bấm huyệt Thừa Sơn: Một tay nắm chặt bắp chân, dùng ngón cái của tay còn lại ấn vừa phải lên vị trí huyệt và day khoảng 100 lần, sau đó đổi sang chân còn lại. Mỗi lần xoa bóp khoảng 5-10 phút và nên thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Thừa Sơn – môyj trong các huyệt ở bắp chân quan trọng

Huyệt Thừa Sơn được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề như co rút, đau nhức cơ bắp chân, đau gót chân, sưng gối, đau thần kinh tọa, liệt chi dưới, sa trực tràng và trĩ. Tuy nhiên, không nên bấm huyệt khi đang mang thai hoặc có vết thương hở ở vùng bắp chân.

Huyệt Âm Lăng Tuyền

Huyệt Âm Lăng Tuyền, một trong các huyệt ở bắp chân quan trọng nhất, còn có tên gọi khác là Âm Lăng hoặc Âm Chi Lăng Tuyền, nằm ở phía dưới đầu gối, trong chỗ lõm giữa gân kheo và cơ bắp chân. Khi co gối, huyệt nằm ở điểm lõm nhất phía sau đầu gối, bên dưới cơ bắp chân. Để xác định vị trí này, dùng ngón tay lần theo phía trong xương ống chân cho đến khi đến chỗ nhô cao nhất.

Còn có tên gọi khác là Âm Lăng hoặc Âm Chi Lăng Tuyền

Bấm huyệt Âm Lăng Tuyền được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề như chướng bụng, khó tiêu, chán ăn, đau nhức chi dưới, rối loạn kinh nguyệt, tiểu dầm, di tinh và viêm khớp gối.

Huyệt Dương Lăng Tuyền

Huyệt Dương Lăng Tuyền, còn có tên gọi khác là Huyệt Dương Chỉ Lăng Tuyền, nằm ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ xương mác, cách lằn chỉ ngang khớp gối khoảng một khoát ngón tay.

Cách bấm huyệt Dương Lăng Tuyền: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ từ 30 – 50 lần để khơi thông các mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu. Mỗi lần bấm nên kéo dài từ 3 – 5 phút rồi đổi sang chân còn lại. Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Nằm ở chỗ lõm phía trước và dưới đầu nhỏ xương mác

Huyệt Dương Lăng Tuyền được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp như viêm khớp gối, đau lưng hông, đau nhức chi dưới, liệt nửa người; các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng, ợ hơi; các vấn đề khác như đau thần kinh gian sườn, viêm túi mật, hoa mắt, chóng mặt.

Huyệt Tam Âm Giao

Huyệt Tam Âm Giao, còn được biết đến với các tên gọi như Đại Âm, Thừa Mạng, Thừa Mệnh, nằm ở phía trên mắt cá chân trong, cách mắt cá chân khoảng 3 thốn (tương đương 4 ngón tay ngang của người được bấm huyệt).

Cách bấm huyệt Tam Âm Giao: Ngồi thoải mái trên ghế hoặc nằm xuống, để lộ rõ vùng mắt cá chân. Xác định vị trí huyệt, sau đó dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt với lực vừa phải và day theo vòng tròn trong khoảng thời gian từ 7 – 10 phút. Nên thực hiện bấm huyệt Tam Âm Giao mỗi ngày một lần để cải thiện các vấn đề đang gặp phải.

Huyệt Tam Âm Giao có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiết niệu

Huyệt Tam Âm Giao được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiết niệu như tiểu rắt, bí tiểu; các vấn đề về sinh lý nam như viêm tinh hoàn, di mộng tinh, liệt dương; các vấn đề về kinh nguyệt như rối loạn kinh nguyệt; cũng như các vấn đề khác như đau cẳng chân, đau gót chân, suy nhược thần kinh và liệt nửa người.

Huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý, còn được biết đến với các tên gọi như Hạ Tam Lý, Quỷ Ta, Tam Lý, Hạ Lăng, nằm ở phần trước và dưới khớp gối, trên xương chày, cách mắt cá chân ngoài khoảng một gang tay (khoảng 18-20 cm).

Để xác định vị trí huyệt Túc Tam Lý, bạn hãy ngồi trên ghế, co chân lại một góc 90 độ. Đặt lòng bàn tay úp vào giữa đầu gối, tìm chỗ lõm phía trước bên ngoài của khớp gối. Vị trí huyệt Túc Tam Lý nằm khoảng một khoát ngón tay ra phía ngoài so với chỗ lõm này.

Huyệt Túc Tam Lý, còn được biết đến với các tên gọi như Hạ Tam Lý

Cách bấm huyệt Túc Tam Lý: Dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt này để tạo lực tác động vừa phải trong khoảng từ 1 đến 3 phút. Nên day bấm huyệt này mỗi ngày 1 – 2 lần để có hiệu quả tốt nhất.

Huyệt Túc Tam Lý được cho là một trong các huyệt ở bắp chân có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về tiêu hóa, các bệnh lý toàn thân như liệt nửa người, đái tháo đường, suy nhược thần kinh, thiếu máu, thấp khớp, huyết áp cao, vàng da, dị ứng, động kinh, các bệnh sinh dục tiết niệu và nhiều bệnh khác.

Huyệt A Thị

Huyệt A Thị, còn có các tên gọi khác như Áp thống điểm, Thiên ứng huyệt hay Bất định huyệt, không có vị trí cố định trên cơ thể, thay đổi tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người. Huyệt A Thị thường được xác định bằng cách quan sát và thăm khám các vùng đau nhức, căng cứng trên cơ thể.

Để bấm huyệt A Thị, chuyên gia trị liệu sẽ ấn nhẹ vào các vùng nghi ngờ có huyệt A Thị để xác định vị trí có cảm giác đau nhất. Sau đó, dùng ngón tay cái áp lực bấm từ ngoài vào trong điểm này, với lực độ từ nhẹ đến mạnh, theo chiều kim đồng hồ trong khoảng thời gian khoảng 5-10 phút. Nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Bấm huyệt A Thị được cho là có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, cải thiện lưu thông máu huyết, sơ thông kinh khí, giảm đau cục bộ, giảm căng thẳng và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Huyệt Ủy Trung

Huyệt Ủy Trung, còn có tên gọi khác là Huyết Khích, Khích Trung, Trung Khích, Ủy Trung Ương, Thối Ao, nằm chính giữa nếp gấp phía sau đầu gối.

Cách bấm huyệt Ủy Trung: Ngồi thẳng lưng trên ghế hoặc nằm ngửa, co chân để lộ rõ nếp gấp sau đầu gối. Sử dụng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) để day ấn huyệt nhẹ nhàng khoảng 30-50 lần theo chiều kim đồng hồ.

Huyệt Ủy Trung, còn có tên gọi khác là Huyết Khích

Huyệt Ủy Trung được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng đau mỏi thắt lưng, đau nhức chi dưới, tê nhức chân, viêm khớp gối, co rút cơ bắp chân, đau thần kinh tọa, liệt và trúng nắng.

Hướng dẫn xoa bóp các huyệt ở bắp chân đúng cách

  • Chuẩn bị: Ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, thả lỏng cơ bắp chân.
  • Xác định huyệt: Dùng ngón tay tìm vị trí các huyệt đạo theo hướng dẫn ở trên.
  • Xoa bóp: Dùng ngón tay cái hoặc các đầu ngón tay day ấn huyệt với lực vừa phải, theo chuyển động tròn hoặc lên xuống.
  • Thời gian: Xoa bóp mỗi huyệt từ 3-5 phút.
  • Tần suất: Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày.

Nếu bạn thường xuyên thực hiện các động tác xoa bóp và day bấm các huyệt ở bắp chân theo đúng kỹ thuật, bạn sẽ giảm thiểu hiệu quả tình trạng đau nhức mỏi và tăng cường sức mạnh cho đôi chân.

Lưu ý khi xoa bóp các huyệt ở bắp chân

  • Không xoa bóp khi đang đói hoặc no.
  • Tránh xoa bóp mạnh tay, gây đau hoặc tổn thương da.
  • Nếu có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Xoa bóp các huyệt ở bắp chân là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy dành thời gian mỗi ngày để chăm sóc đôi chân của bạn, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào. Và đừng quên nhắn tin cho Mầm TẠI ĐÂY để đặt lịch bạn nhé!

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
icon-map
icon-phone
icon-map
icon-map
Do not Copy